TẢI Bản đồ Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai khổ lớn 2023

LIÊN KẾT TẢI FILE PDF CAD Bản đồ Thành phố Biên Hòa kích thước lớn (22M)

Bản đồ Thành phố Biên Hòa hoặc bản đồ hành chính các xã và phường tại Thành phố Biên Hòa giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Thành phố Biên Hòa tại tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Thành phố Biên Hòa tại tỉnh Đồng Nai

Thành phố Biên Hòa là một đô thị loại I, đồng thời là một thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất tự nhiên là 264,08 km², chia làm 30 đơn vị hành chính, gồm 29 phường: An Bình, An Hòa, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Phước, Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng và xã Long Hưng.

Tính đến năm 2023, TP Biên Hòa hiện có 6 khu công nghiệp:

  • Khu công nghiệp Agtex Long Bình/Agtex Long Binh Industrial Park – AGTEX 28: Quy mô 43 ha
  • Khu công nghiệp Loteco/The Long Binh Industrial Zone Development: Quy mô 100 ha
  • Khu công nghiệp Tam Phước/Tam Phuoc Industrial Park: Quy mô 323 ha
  • Biên Hòa 1/Bien Hoa I Industrial Zone: Quy mô 335 ha
  • Khu công nghiệp Biên Hòa 2/Bien Hoa II Industrial Zone: Quy mô 365 ha
  • Khu công nghiệp Amata/Amata industrial park: Quy mô 674 ha

Nằm phía tây của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Biên Hoà có một hệ thống giao thông thuận lợi như: Quốc lộ 51 (chiều dài đi qua là 16 km), Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 1K (chiều dài đi qua là 14 km), đường sắt Bắc Nam, đường sông Đồng Nai, xa lộ Hà Nội.

Tiếp giáp địa lý: Biên Hòa là thành phố loại 1, nằm phía tây của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Trảng Bom
  • Phía tây giáp tỉnh Bình Dương
  • Phía nam giáp huyện Long Thành và Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Biên Hòa là 264,08 km², dân số năm 2023 khoảng 1.226.700 người. Mật độ dân số đạt 4.645 người/km².

Bản đồ hành chính Thành phố Biên Hòa mới nhất

Bản đồ hành chính Thành phố Biên Hòa năm 2022

Thông tin quy hoạch Thành phố Biên Hòa mới nhất

Theo quyết định 2362/QĐ-UBND, phê duyệt Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Định hướng phát triển không gian đô thị Biên Hòa đến năm 2030

Phân vùng phát triển

a) Vùng phát triển đô thị Khu vực Bắc Biên Hòa (đô thị Biên Hòa truyền thống) gồm:

– Khu đô thị trung tâm lịch sử phát triển theo hướng cải tạo chỉnh trang là chủ yếu, kết hợp bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, cảnh quan đặc trưng: Gồm toàn bộ phần phía Tây Bắc đô thị, giới hạn bởi ranh giới hành chính với tỉnh Bình Dương, xã Bình Hòa huyện Vĩnh Cửu, trục đô thị, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51; có sông Đồng Nai là trục cảnh quan chính và cù lao Hiệp Hòa ở vị trí trung tâm.

– Khu đô thị trung tâm mở rộng phía Đông phát triển theo hướng vừa cải tạo chỉnh trang vừa xây mới: Gồm toàn bộ phần phía Đông Bắc đô thị; được giới

hạn bởi ranh giới hành chính của xã Thạnh Phú huyện Vĩnh Cửu và xã Hố Nai, huyện Trảng Bom, trục đô thị và Quốc lộ 1A (đoạn tránh khu vực đô thị Biên Hòa truyền thống).

Khu vực Nam Biên Hòa gồm:

– Khu đô thị phía Tây đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu phát triển mới là chủ yếu: Gồm toàn bộ phần phía Tây Nam đô thị, được giới hạn bởi ranh hành chính huyện Long Thành, sông Đồng Nai, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

– Khu đô thị phía Đông đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu phát triển mới là chủ yếu: Gồm toàn bộ phần Đông Nam của đô thị, được giới hạn bởi ranh hành chính huyện Trảng Bom, huyện Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

b) Vùng phát triển công nghiệp

Với tổng diện tích khoảng 1.900 ha gồm: – Các Khu công nghiệp hiện hữu tập trung:

+ Hai bên Quốc lộ 15, phường Long Bình (gắn với khu vực đô thị Biên Hòa truyền thống) có các Khu công nghiệp: Biên Hòa 2, Amata, Agtex Long Bình, Loteco.

+Xã Tam Phước (gắn với khu đô thị phía Đông đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) có Khu công nghiệp Tam Phước và một phần Khu công nghiệp Giang Điền,

+ Xã Phước Tân có một phần Khu công nghiệp Hố Nai. – Các Cụm công nghiệp hiện hữu tập trung:

+ Cụm công nghiệp Gốm sứ Tân Hạnh tại xã Tân Hạnh. + Cụm công nghiệp Dốc 47 tại xã Tam Phước.

c) Vùng quân sự

Các vùng quân sự hiện hữu phục vụ an ninh quốc phòng với diện tích khoảng 4.000 ha gồm: Sân bay quân sự Biên Hòa, khu vực Tổng kho Long Bình và khu vực trường Sĩ quan lục quân 2 tại xã Tam Phước.

d) Vùng cảnh quan không gian xanh và không gian mở, mặt nước

Hình thành các vùng không gian mở với tổng quy mô khoảng 6.300 ha trong đó mặt nước chiếm khoảng 2.200 ha gồm: công viên trung tâm tại cù lao Hiệp Hòa; công viên rừng trồng tại phường Long Bình, Trảng Dài và xã Phước Tân; các công viên sinh thái ven sông tại xã Phước Tân và Tam Phước; các khu du lịch chuyên đề tại xã An Hòa, Phước Tân, Tam Phước; các hành lang cây xanh dọc theo mạng lưới sông suối, đặc biệt dọc sông Đồng Nai, sông Cái, sông Buông,..

PHÓNG TO

PHÓNG TO

Thông tin cơ bản Thành phố Biên Hòa tại tỉnh Đồng Nai

Trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán (triều Nguyễn), Hoàng Minh Trí cho là đất Biên Hòa xưa là lãnh thổ nước Bà Lỵ (Bà Lị) và nước Thù Nại, những tiểu quốc cổ nằm ở phía Đông Nam nước Chiêm Thành, nay là vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Về sau, khi Chân Lạp lớn mạnh đều bị Chân Lạp thôn tính. Trước khi bị thực dân Pháp đô hộ, Biên Hòa là trung tâm của toàn bộ miền Nam với tên gọi Trấn Biên.

Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi tên thành Trấn Biên Hòa, lỵ sở tại thôn Phước Lư, huyện Phước Long.

Năm 1832, Trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa, lỵ sở dời về thôn Tân Lân, huyện Phước Chánh.

Năm 1876, thực dân Pháp chia tỉnh Biên Hòa thành 3 hạt tham biện: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến năm 1900, các hạt tham biện đổi thành tỉnh. Tỉnh lỵ tỉnh Biên Hòa thuộc làng Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Thượng, quận Châu Thành.

Năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định chia huyện Châu Thành, tỉnh Biên Hòa thành hai đơn vị là thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu:

Thị xã Biên Hòa gồm xã Bình Trước với 5 khu nội ô và 8 ấp vùng ven là Tân Lân, Lân Thành, Lân Thị, Phước Lư, Vinh Thạnh, Bàu Hang, Đồng Lách, Sông Mây (từ chợ Biên Hòa lên đến Trảng Bom)

Huyện Vĩnh Cửu gồm các xã còn lại của huyện Châu Thành là: Hiệp Hòa, Tam Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, Hóa An, Tân Hạnh, Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Phong, Bửu Long, Tân Thành, Bình Hòa, Bình Ý, Bình Thạnh, Tân Triều, Bình Phước, Lợi Hòa, Bình Long, Thiện Tân, Đại An, Tân Định.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách đất tỉnh Biên Hòa lập thêm 2 tỉnh Long Khánh, Phước Long. Sau năm 1956, các làng gọi là xã; tỉnh lỵ tỉnh Biên Hòa thuộc xã Bình Trước, quận Châu Thành. Đến năm 1963, quận Châu Thành đổi tên thành quận Đức Tu, gồm 15 xã: Bình Trước, Tam Hiệp, Tân Thành, Hiệp Hòa, Bùi Tiếng, Hố Nai, Trảng Bom, Bửu Hòa, Tân Vạn, Long Bình Tân, Phước Tân, Long Hưng, An Hòa Hưng, Tân Phong, Bửu Long; quận lỵ đặt tại xã Tam Hiệp.

Sau năm 1975, 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa.

Năm 1976, thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa – đô thị loại III, thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 11 phường: An Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Mai, Tân Tiến, Thanh Bình, Thống Nhất, Trung Dũng và 9 xã: Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Long Bình Tân, Tân Hạnh, Tân Phong, Tân Thành, Tân Vạn.

Ngày 23 tháng 10 năm 1978, chuyển 2 xã Hố Nai 1 và Hố Nai 2 thuộc huyện Thống Nhất về thành phố Biên Hòa quản lý và đổi thành 2 phường có tên tương ứng.

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia phường Hố Nai 2 thành 2 phường: Tân Biên và Tân Hòa; hợp nhất 2 xã: Bửu Long và Tân Thành thành xã Tân Bửu; chuyển 2 xã Tân Phong và Tân Vạn thành 2 phường có tên tương ứng.

Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chuyển xã Bửu Hòa thành phường Bửu Hòa.

Ngày 8 tháng 6 năm 1988, chia phường Tam Hòa thành 2 phường: Tam Hòa và Bình Đa.

Ngày 10 tháng 5 năm 1993, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại II.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chuyển xã Tân Bửu thành phường Bửu Long; chuyển xã Long Bình Tân thành phường Long Bình Tân; chia phường Tam Hòa thành 2 phường: Tam Hòa và Long Bình; thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các phường Tam Hòa, Tam Hiệp và Tân Tiến; chia phường Tân Phong thành 2 phường: Tân Phong và Trảng Dài. Sau khi điều chỉnh, thành phố có 23 phường và 3 xã.

Năm 1996, đổi tên phường Hố Nai 1 thành phường Hố Nai.

Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP. Theo đó, chuyển 4 xã: An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước thuộc huyện Long Thành về thành phố Biên Hòa quản lý.

Sau khi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính, thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 23 phường và 7 xã.

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2488/QĐ-TTg công nhận Biên Hòa là đô thị loại I thuộc tỉnh Đồng Nai. Như vậy Biên Hòa là đô thị loại I thứ hai của khu vực Đông Nam Bộ, sau thành phố Vũng Tàu.

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019). Theo đó, chuyển 6 xã: An Hòa, Hiệp Hòa, Hóa An, Phước Tân, Tam Phước, Tân Hạnh thành 6 phường có tên tương ứng.

Thành phố Biên Hòa có 29 phường và 1 xã như hiện nay.

Related Posts