Liên kết tải nhanh File PDF CAD Bản đồ Quận Cái Răng tại TP Cần Thơ (22M)
Bản đồ Quận Cái Răng hay bản đồ hành chính các phường tại Quận Cái Răng, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Bạn đang xem: TẢI Bản đồ Quận Cái Răng, TP Cần Thơ khổ lớn phóng to 2023
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Quận Cái Răng tại Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới nhất năm 2023.
Giới thiệu vị trí địa lý Quận Cái Răng
Năm 2004, Quận Cái Răng được thành lập, nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Cần Thơ, có diện tích đất tự nhiên 62,53 km², gồm 7 phường: Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh.
Quận Cái Răng nằm ở “cửa ngõ” phía Nam của thành phố trẻ của Vùng châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long với dòng Sông Hậu hiều hòa trĩu nặng phù sa, vị trí và tầm vóc của quận Cái Răng đã được xác định là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh trọng điểm của thành phố Cần Thơ trong tương lai.
Tiếp giáp địa lý: Quận Cái Răng nằm ở phía Nam của thành phố Cần Thơ, giáp thị xã Bình Minh và huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long bởi ranh giới sông Hậu về phía Đông, giáp huyện Phong Điền về phía Tây, giáp các huyện Châu Thành và Châu Thành A tỉnh Hậu Giang về phía Nam, giáp quận Ninh Kiều bởi ranh giới là sông Cần Thơ về phía Bắc.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Cái Răng là 62,53 km², dân số năm 2019 khoảng 105.393 người. Mật độ dân số đạt 1.685 người/km².
Bản đồ hành chính Quận Cái Răng mới nhất
Thông tin quy hoạch Quận Cái Răng mới nhất
Theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Cái Răng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào tháng 6/2020 đã được phê duyệt.
Quy hoạch quận Cái Răng phát triển có diện tích trên 6.680ha; dân số đến năm 2030 từ 130.000-160.000 người, năm 2050 là 320.000 người.
Về quy hoạch sử dụng đất, đất xây dựng đô thị chiếm hơn 4.504,5ha (chiếm 67,4%), đất khác 2.176ha…
Phân khu đô thị được chia thành 11 khu quy hoạch (phân khu đô thị) để kiểm soát phát triển.
Xem thêm : TẢI Bản đồ các tỉnh Tây Bắc Bộ Việt Nam Khổ Lớn 2023
Ranh giới các khu quy hoạch được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông đối ngoại (quốc lộ 1A, quốc lộ 61C, đường Võ Nguyên Giáp, đường Nam sông Hậu, đường nối quốc lộ Nam sông Hậu – quốc lộ 91B) và đường cấp đô thị (đường Nguyễn Thị Sáu, Trần Hoàng Na, trục hành lang xanh).
Không gian kiến trúc toàn phân khu
Về tổ chức không gian quy hoạch – kiến trúc và cảnh quan, cơ cấu phát triển không gian đô thị quận Cái Răng gắn chặt với trục đường Võ Nguyên Giáp – Nam Sông Hậu, Quang Trung nối từ trung tâm Ninh Kiều – Bình Thủy qua trung tâm hành chính tập trung thành phố, trung tâm hành chính tập trung quận Cái Răng; phát triển mở rộng đô thị về phía Đông Nam để tạo không gian gắn kết giữa hai bờ sông Cần Thơ.
Cấu trúc phát triển không gian đô thị quận Cái Răng phải gắn chặt với trục đường Võ Nguyên Giáp – Nam Sông Hậu nối từ trung tâm Ninh Kiều – Bình Thủy qua trung tâm hành chính tập trung thành phố, trung tâm hành chính tập trung quận Cái Răng; phát triển mở rộng đô thị về phía Đông Nam để tạo không gian gắn kết giữa hai bờ sông Cần Thơ.
Trục không gian chính của đô thị là các công trình hỗn hợp bám dọc trục đường: Võ Nguyên Giáp – Nam Sông Hậu, Quang Trung, Mai Chí Thọ, Lý Thái Tổ, Phạm Hùng, Nguyễn Thị Sáu, Trần Hoàng Na nối dài, đường 1B;…
Trục không gian mở sẽ là hệ thống cây xanh cảnh quan, công viên cây xanh – thể dục thể thao, cây xanh ven kênh rạch, kết hợp hồ cảnh quan và bãi đỗ xe tĩnh dọc hai bên;
Trong giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, quận Cái Răng cần tập trung đầu tư hình thành hai trung tâm thương mại – tài chính – dịch vụ vận tải gắn với khu trung tâm Hưng Phú và Khu vực trung tâm dịch vụ vận tải – nhà ga Cái Răng để tạo ra bước đột phá, làm động lực phát triển kinh tế – xã hội của quận Cái Răng.
Khu vực trọng tâm, các tuyến, điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng: cấu trúc phát triển không gian đô thị phải gắn chặt với trục đường Võ Nguyên Giáp – Nam Sông Hậu nối từ trung tâm truyền thống quận: Ninh Kiều, Bình Thủy qua trung tâm hành chính tập trung thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính tập trung quận Cái Răng; phát triển mở rộng đô thị sang phía Đông và Đông Nam tạo không gian gắn kết giữa hai bờ sông Cần Thơ.
Các trục giao thông với tính chất như trục không gian chính
Trục không gian chính đô thị là các công trình hỗn hợp bám trục đường Võ Nguyên Giáp – Nam Sông Hậu, Quang Trung, Mai Chí Thọ, Lý Thái Tổ, Phạm Hùng, Nguyễn Thị Sáu, Trần Hoàng Na nối dài, đường 1B…
Trục không gian mở sẽ là hệ thống cây xanh cảnh quan, công viên cây xanh – thể dục thể thao, cây xanh ven kênh rạch, kết hợp hồ cảnh quan và bãi đỗ xe tĩnh dọc hai bên.
Trục Tây Bắc – Đông Nam từ cầu Trần Hoàng Na, kết nối khu đô thị truyền thống đến khu quy hoạch, kết thúc trục là khu nhà ga đường sắt.
Trục Đông – Tây là tuyến đường nối quốc lộ 91 – Nam Sông Hậu, kết nối khu nhà ga đường sắt, khu trung tâm logistics Cái Cui với quốc lộ 1A.
Trục Đông Bắc – Tây Nam đường Nguyễn Thị Sáu nối dài kết nối khu đô thị Nam Cần Thơ khu vực mở rộng đến đường vành đai đô thị (đường nối Quốc lộ 91 – Nam Sông Hậu) và vùng đặc trưng sinh thái.
Xem thêm : TẢI Bản đồ hành chính Thành phố Bắc Ninh Khổ lớn 2023
Trục đường 60m – trục 1B chạy dọc hành lang xanh kết nối khu nhà ga Cái Răng, quốc lộ 1A, bến xe trung tâm thành phố, trung tâm hành chính tập trung thành phố…
Trục giao thông thủy chính của khu đô thị ưu tiên phát triển giao thông thủy nội khu, phát triển du lịch tham quan là tuyến từ sông Cần Thơ, sông Cái Răng kết nối rạch Áp Mỹ, rạch Xẻo Lá, rạch Bùng Binh, sông Hậu đi qua các khu vực chính của đô thị: khu chợ nổi Cái Răng – khu đô thị truyền thống, đến khu vực đô thị mới theo dạng thấp tầng sinh thái, khu vực sân golf, dịch vụ thương mại, giải trí cao cấp, đến khu phức hợp, phát triển thương mại, dịch vụ vận tải và điểm cuối là khu công nghiệp, logistic, dịch vụ phức hợp dọc sông Hậu.
Hiện Thành phố Cần Thơ đang triển khai lập Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm Văn hóa Tây Ðô theo hướng hình thành Trung tâm Hành chính văn hóa TP Cần Thơ.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Sở Xây dựng thành phố, cơ quan phê duyệt quy hoạch là UBND thành phố, thời gian thực hiện năm 2023. Khi Trung tâm Hành chính thành phố được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, sẽ tạo động lực cho đô thị Cái Răng phát triển mạnh mẽ.
Dự kiến quy mô diện tích khu đất lập quy hoạch Điều chỉnh Trung tâm Văn hóa Tây Ðô là 60ha, vị trí tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng; phía Bắc và phía Tây giáp sông Cần Thơ, phía Đông giáp đường Quang Trung và phía Nam giáp đường dẫn cầu Hưng Lợi, nút giao IC3.
Theo Phòng Quản lý Ðô thị quận Cái Răng, trên địa bàn Cái Răng hiện có 35 dự án (tổng diện tích hơn 1.191ha) khu dân cư, tái định cư, khu đô thị mới đang triển khai thực hiện, do Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Ðầu tư TP Cần Thơ quản lý; chủ yếu nằm trong Khu đô thị Nam Cần Thơ.
Trong đó, có 3 dự án đã hoàn thành bàn giao cho quận quản lý, khai thác và vận hành, gồm:
- Khu dân cư Hưng Phú 1 diện tích khoảng 60ha (do Công ty CP Phát triển nhà Cần Thơ làm chủ đầu tư);
- Khu tái định cư Hưng Phú và Khu tái định cư Trung tâm Văn hóa Tây Ðô – giai đoạn 1 (do Ban Quản lý Dự án Ðầu tư xây dựng TP Cần Thơ là chủ đầu tư).
- Khu đô thị Nam Cần Thơ ban đầu được phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/2000 với diện tích 1.800ha, sau đó điều chỉnh quy hoạch với tổng diện tích là 2.081,6ha.
Hiện nay, khu đô thị này có khoảng 10 dự án thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ bản. Các khu đô thị, khu dân cư, tái định cư tại Khu đô thị Nam Cần Thơ như: Nam Long, Hưng Phú 1, Hưng Phú, Phú An, Hồng Loan… cũng đang đáp ứng tốt nhu cầu nhà ở của cư dân đô thị TP Cần Thơ.
8 khu đô thị mới tại Quận Cái Răng gồm: Khu đô thị CR1, CR2, CR3, CR4, CR5, CR6, CR7, CR8.
Thông tin cơ bản Quận Cái Răng tại Thành phố Cần Thơ
Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang, có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Tuy nhiên, trong cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng.
Cà ràng hình thù như con số 8 để nằm, một đầu là ba ông Táo lú đầu lên cao để đội nồi ơ siêu trách, còn một đầu kia nắn cái bụng chang bang dài dài vừa vặn với cây củi chụm, bụng này chứa được tro nhiều không rơi rớt ra ngoài, lại ấm cúng che kín gió, mau chín mau sôi. Truy nguyên ra, trong sách Pháp, Le Cisbassac chẳng hạn, và nhiều sách khác đã có từ lâu vẫn ghi: “Krôk kran: rạch Cái Răng, nay cứ lấy điển này làm chắc, một đàng khác hỏi thăm người cố cựu bản xứ thuật rằng ngày xưa, không biết từ đời nào, nguyên người Thổ (Cơ Me) ở Xà Tón (Tri Tôn) chuyên làm nồi đất và “karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ này để bán, năm này qua năm nọ, chầy ngày người mình phát âm “karan” biến ra “Cái Răng” rồi trở nên địa danh thiệt thọ của chỗ này luôn. (Vương Hồng Sển).
Thời phong kiến
Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất quận Cái Răng ngày nay bao gồm địa bàn các thôn Tân Thạnh Đông, Thường Thạnh, Trường Thạnh, Đông Phú và một phần thôn Tân An. Trong đó, phần đất thuộc thôn Tân An lúc bấy giờ ngày nay thuộc địa bàn các phường Hưng Phú và Hưng Thạnh. Ngoại trừ thôn Đông Phú thuộc tổng Định An, các thôn còn lại cùng thuộc tổng Định Bảo. Ban đầu, hai tổng Định An và Định Bảo cùng thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), hai tổng này lại chuyển sang thuộc sự quản lý của huyện Phong Phú, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Lúc bấy giờ, ngoài việc gọi theo địa danh hành chính chính thức, thôn Tân An còn được gọi bằng địa danh tên Nôm phổ biến hơn là “Cần Thơ”, còn thôn Thường Thạnh được gọi bằng địa danh tên Nôm
Nguồn: https://algerie.vn
Danh mục: Bản Đồ