Bạn đang tìm kiếm bản đồ Quận Hà Đông rộng lớn hay bản đồ hành chính các Phường tại Hà Đông, nhằm tra cứu thông tin quy hoạch đất, địa giới tại khu vực.
Chúng tôi Invert tổng hợp chia sẻ về bản đồ Quận Hà Đông mở rộng năm 2023. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp, chia sẻ thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Quận Hà Đông.
Bạn đang xem: Bản đồ Hành chính Quận Hà Đông khổ lớn năm 2023
Sơ lược về Quận Hà Đông
Vào ngày 8/5/2009, Quận Hà Đông được thành lập, thuộc quận nội thành của thủ đô Hà Nội, nằm ở giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A, thuộc cửa ngõ phía tây nam của thủ đô.
Quận Hà Đông có diện tích tự nhiên là 49,64 km², gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Kiến Hưng, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu.
Quận Hà Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân ở phía đông, giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức ở phía bắc, giáp huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ ở phía tây với sông Đáy là ranh giới, và giáp huyện Thanh Oai ở phía nam.
Quận Hà Đông có nền văn hóa truyền thống giàu có và là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh nhất của thành phố Hà Nội.
Giao thông và cơ sở hạ tầng tại Quận Hà Đông
Hà Đông được đánh giá là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc và có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế và quân sự. Cụ thể là:
- Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội
- Tuyến đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển xây dựng từ năm 1982
- Tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông)
- Tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi)
- Tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm từ tháng 8/2018 và dự kiến sẽ chính thức vận hành vào năm 2020
- Ngoài ra, còn có quốc lộ 6, quốc lộ 21B…
Bản đồ hành chính Quận Hà Đông khổ lớn năm 2023
Phóng to
Thông tin cơ bản về Quận Hà Đông
Lịch sử hình thành và phát triển
Vào năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đặt ở làng Cầu Đơ, được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.
Vào ngày 27/12/1975, trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V, được thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.
Vào ngày 29/12/1978, trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI, được thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Thị xã Hà Đông thuộc Hà Nội nhưng tạm giao cho tỉnh Hà Sơn Bình quản lý.
Vào ngày 12/8/1991, trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Thị xã Hà Đông lại thuộc tỉnh Hà Tây; thị xã Hà Đông gồm 5 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Văn Yên, Vạn Phúc, Hà Cầu và 3 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi.
Vào ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường Vạn Phúc, phường Hà Cầu thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở diện tích và dân số của 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và xã Phú Lương, xã Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.
Vào ngày 1/4/2006, Chính phủ ra Nghị định số 1/2006/NĐ-CP về việc mở rộng thị xã Hà Đông. Theo đó, chuyển toàn bộ các xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức về thị xã Hà Đông quản lý. Sau khi điều chỉnh, thị xã Hà Đông có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.
Vào ngày 27/12/2006, Chính phủ ra Nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây. Thành phố Hà Đông gồm 15 đơn vị hành chính, gồm các phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.
Xem thêm : TẢI Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức, TP Hà Nội khổ lớn 2023
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, trong kỳ họp thứ 3 ngày 29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.
Vào ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên là 4.791,74 ha và 17 phường trực thuộc quận Hà Đông.
Trong những năm qua, Quận Hà Đông đã có bước phát triển mạnh mẽ. Kinh tế tăng trưởng tốt, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ – du lịch có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và trở thành ngành kinh tế chủ lực của quận. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng hiện đại, bộ mặt đô thị và nông thôn của quận có nhiều sự đổi mới.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội với diện tích và dân số của thành phố Hà Đông, bao gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Từ đó, Hà Đông trở thành quận nội thành thứ 10 của thủ đô.
Di tích – Danh thắng
Trên địa bàn quận Hà Đông có một số di tích lịch sử như chùa Văn Quán, Bia Bà, chùa Trắng, đình La Khê, đình Cầu Đơ, chùa Ngòi…
Hà Đông còn nổi tiếng với làng lụa Vạn Phúc. Người ta gọi lụa Hà Đông chính là lụa Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc, hiện nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề lâu đời nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc được dệt từ lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quận Hà Đông tự hào với hành trình lịch sử đã trải qua, đặc biệt là hơn 15 năm thực hiện đổi mới toàn diện. Quận Hà Đông quyết tâm đoàn kết, phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xây dựng kinh tế vững mạnh và xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu là xây dựng Quận Hà Đông trở thành một trong những đơn vị có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong thành phố Hà Nội.
Nguồn: https://algerie.vn
Danh mục: Bản Đồ