LINK TẢI NHANH FILE bản đồ huyện Ba Vì (12M)
Bản đồ huyện Ba Vì hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Ba Vì, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Bạn đang xem: TẢI Bản đồ huyện Ba Vì tại TP Hà Nội khổ lớn phóng to 2023
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Ba Vì tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Giới thiệu vị trí địa lý huyện Ba Vì
Năm 1968 Huyện Ba Vì được thành lập, nằm ở phía tây bắc của thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 428 km², chia làm 31 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tây Đằng và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài.
Tiếp giáp địa lý: huyện Ba Vì nằm ở phía tây bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thị xã Sơn Tây và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía tây giáp huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ bởi ranh giới là sông Hồng và sông Đà
- Phía nam giáp huyện Thạch Thất và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- Phía bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ bởi ranh giới là sông Hồng
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Vì là 428 km², dân số năm 2018 khoảng 282.600 người. Mật độ dân số đạt 660 người/km².
+ Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Bản đồ hành chính huyện Ba Vì năm 2023
LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)
PHÓNG TO
LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)
Thông tin quy hoạch huyện Ba Vì mới nhất
UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 7077/QĐ-UBND, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Phạm vi lập quy hoạch được xác định theo địa giới hành chính của huyện bao gồm 1 thị trấn và 30 xã.
Diện tích: khoảng 42.402,7ha.
Quy mô dân số: đến năm 2020 khoảng 272 nghìn người, đến năm 2030 khoảng 295 nghìn người.
Địa giới hành chính: thuộc huyện Ba Vì, bao gồm 1 thị trấn và 30 thị xã.
Vị trí: phía Bắc giáp sông Hồng và tỉnh Phú Thọ, phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Nam giáp huyện Lương Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Kỳ Sơn, phía Tây giáp sông Đà.
Tính chất và chức năng
– Khu vực hành lang xanh: Khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch. Phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, các vùng nông nghiệp năng suất cao.
Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị.Khu vực làng xóm, dân cư nông thôn: phát triển làng xã theo mô hình nông thôn mới, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất. Phát triển các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất. Bảo vệ các không gian cảnh quan di tích tôn giáo tín ngưỡng. Khắc phục triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
Khu đô thị và thị trấn huyện lỵ:
Hình thành và tăng cường các trung tâm dịch vụ công cộng, không gian xanh, công viên vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hỗ trợ sản xuất, đảm bảo tiếp cận và sử dụng thuận lợi của người dân trong huyện.
Cải tạo, dịch chuyển trung tâm các thị trấn ra xa các tuyến đường quốc lộ. Không phát triển bám dọc các tuyến đường chính của đô thị.
Mục tiêu đồ án:
Xem thêm : TẢI Bản đồ hành chính huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương khổ lớn 2023
Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động.
Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn, gồm: động lực phát triển đô thị, mô hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu vực dân cư nông thôn, tổ chức không gian kiến trúc cho các vùng cảnh quan. Xác định phạm vi và quy mô các khu chức năng trên địa bàn huyện.
ĐỊnh hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình kỹ thuật đầu mối.
Xác định các chỉ tiêu đất đai, quy mô dân số các khu vực phát triển đô thị, nông thôn và các hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện, giải quyết việc làm cho người lao động, Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng trở thành nghành kinh tế trọng điểm của huyện, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch của vùng Thủ đô Hà Nội.
Làm cơ sở để triển khai quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện, đồng thời lập các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Làm cơ sở để triển khai quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện, đồng thời lập các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
– Làm cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Quy hoạch giao thông tại huyện Ba Vì
a) Giao thông đối ngoại:
+ Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2: đoạn qua huyện dài khoảng 26,8km, quy mô mặt cắt ngang đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 80 – 100, quy mô 4 làn xe.
+ Đường vành đai 5: đoạn qua huyện dài khoảng 2 km, quy mô đường cao tốc 6 làn xe.
+ Quốc lộ 32: đoạn chạy ngoài đô thị có quy mô đường cấp II 4 làn xe, đoạn qua thị trấn Tây Đằng có vai trò là đường trục chính đô thị (bề rộng mặt cắt ngang B= 35m, 6 làn xe), chiều dài đoạn qua huyện khoảng 14,9 km,
+ Tuyến đường nối QL32 với QL32C thông qua cầu Việt Trì – Ba Vì đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc bổ sung vào Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam và thực hiện Dự án theo hình thức BOT tại công văn số 1320/TTg-KTN ngày 25/7/2014 (kết hợp với một phần tuyến đường nối QL32-Nghĩa trang Yên Kỳ – Hồ Suối Hai, đường tỉnh 413, 412B hình thành trục đường giao thông kéo dài kết nối đến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2), cụ thể được thực hiện theo dự án riêng.
b) Các tuyến đường tỉnh, đường huyện, liên xã:
– Các tuyến đường tỉnh (TL411, TL4113, TL41 1C, TL412, TL413, TL414, TL415, TL412B) cải tạo nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III cho 4 làn xe (riêng đường tỉnh 414C nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III với 2 làn xe), kết nối huyện Ba Vì với các huyện, thị xã lân cận như Sơn Tây, Thạch Thất và các tỉnh lân cận; ngoài ra còn có chức năng liên kết các cụm xã trong huyện với nhau và với trung tâm huyện.
– Các tuyến đường huyện lộ, liên xã: cải tạo nâng cấp, xây mới đạt tiêu chuẩn đường cấp IV + V với quy mô 2 làn xe, kết hợp với hệ thống đường tỉnh tạo thành khung giao thông chính trong huyện, liên kết các khu vực nông thôn với các thị trấn, trung tâm cụm xã và các khu vực du lịch, dịch vụ..
Các đoạn qua khu dân cư tùy điều kiện hiện trạng bổ sung hè, hệ thống cấp, thoát nước, chiếu sáng, đáp ứng nhu cầu giao thông và sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
c) Các tuyến đường tại khu vực phát triển đô thị: Các tuyến đường trong thị trấn Tây Đằng, khu đô thị Tản Viên Sơn, khu vực trung tâm cụm xã, các khu đặc thù (khu du lịch, nghỉ dưỡng…) được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, cụ thể theo các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
d) Giao thông đường thủy:
– Khai thông luồng lạch để khai thác tối đa các tuyến vận tải đường sông trên 3 tuyến sông Hồng, sông Đà, sông Tích:
Xem thêm : Bản Đồ Huyện Ứng Hòa Hà Nội
– Xây dựng hệ thống cảng (cảng Chẹ, cảng Tây Đằng) và các bến bốc xếp . hàng hóa, bến khách qua sông để phục vụ nhu cầu giao thông đường thủy và phát triển kinh tế của địa phương.
đ) Giao thông công cộng: Tập trung phát triển hệ thống xe buýt, liên kết các khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã, khu du lịch dịch vụ quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của huyện. Duy trì hoạt động 2 tuyến xe buýt kế cận đang hoạt động (Tuyến số 76, Tuyến số 19), phát triển thêm các tuyến buýt nội huyện và khuyến khích mở rộng các dịch vụ bán công cộng như xe buýt đưa đón học sinh và công nhân.
e) Bến, bãi đỗ xe:
– Xây dựng mới bến xe khách Cam Thượng quy mô khoảng 5 ha, 4 bến xe cấp huyện với têu chuẩn bến xe loại 3 (Tây Đằng, Trung Hà, Bất Bạt, Chẹ) và bến xe tải Vân Hòa quy mô 3 ; 5 ha (tại khu vực giao cắt giữa đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh lộ 416).
– Bãi đỗ xe: bố trí tại các khu vực của thị trấn Tây Đằng, đô thị Tản Viên Sơn và trung tâm cụm xã, trung tâm xã. Vị trí, quy mô cụ thể các bãi đỗ xe sẽ được xác định theo quy hoạch chung thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn.
g) Cầu qua sông: Cải tạo nâng cấp cầu Trung Hà hiện có; xây dựng mới cầu qua sông Đà trên tuyến đường Hồ Chí Minh), cầu Đồng Quang (qua sông Đà trên tỉnh lộ 414), cầu qua sông Hồng nối QL32 với QL32C và các cầu trên tuyến sông Tích.
h) Các nút giao thông quan trọng: Xây dựng các nút giao khác mức tại các nút giao thông quan trọng: nút giao Đường Hồ Chí Minh-Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình-Trục Hồ Tây – Ba Vì, nút giao đường Hồ Chí Minh-Đường Vành đai 5, nút đường Hồ Chí Minh-đường tỉnh TL414, nút giao đường Hồ Chí Minh đường tỉnh TL413, nút giao Đường Hồ Chí Minh – đường tỉnh TL412B. (Quy mô, cấu tạo các thành phần đường, hành lang bảo vệ; vị trí, quy mô, phạm vị xây dựng của các cảng, bến thuyền du lịch, bến bãi đỗ xe… được xác định theo Dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
QUYẾT ĐỊNH QUY HOẠCH
Thông tin cơ bản huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây, khi mới thành lập, huyện gồm 43 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Cổ Đông, Đông Quang, Đồng Thái, Đường Lâm, Hòa Thuận, Khánh Thượng, Kim Sơn, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Sơn Đông, Tân Đức, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Tây Đằng, Thái Hòa, Thanh Mỹ, Thuần Mỹ, Thụy An, Tích Giang, Tiên Phong, Tòng Bạt, Trạch Mỹ Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Vân Sơn, Vạn Thắng, Vật Lại, Xuân Sơn, Yên Bài.
Ngày 16 tháng 10 năm 1972, chuyển xã Trung Hưng về thị xã Sơn Tây quản lý, huyện Ba Vì còn lại 42 xã.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Ba Vì thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 18 tháng 12 năm 1976, hợp nhất 2 xã Vân Sơn và Hòa Thuận thành xã Vân Hòa.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ. Huyện Ba Vì còn lại 32 xã.
Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng).
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì lại trở về với tỉnh Hà Tây.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng.
Ngày 1 tháng 7 năm 2008, chuyển toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Đức về thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ quản lý theo Nghị quyết số 14/2008/QH12 của Quốc hội (nay xã Tân Đức đã sáp nhập vào phường Minh Nông thuộc thành phố Việt Trì).
Huyện Ba Vì còn lại 1 thị trấn và 30 xã, giữ ổn định cho đến nay.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, Ba Vì lại trở thành một huyện của Hà Nội.
Nguồn: https://algerie.vn
Danh mục: Bản Đồ