LIÊN KẾT TẢI FILE Bản đồ hành chính huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ (60M)
Bản đồ Huyện Cờ Đỏ hoặc bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại Huyện Cờ Đỏ, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi của BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Cờ Đỏ tại Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Bạn đang xem: TẢI Bản đồ Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ khổ lớn phóng to
Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Cờ Đỏ
Vào năm 2008, Huyện Cờ Đỏ được thành lập, nằm ở vùng ven phía tây của Thành phố Cần Thơ với diện tích đất tự nhiên là 319,81 km², chia làm 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Cờ Đỏ và 9 xã: Đông Hiệp, Đông Thắng, Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Hưng, Thới Xuân, Trung An, Trung Hưng, Trung Thạnh.
Tiếp giáp địa lý: Huyện Cờ Đỏ nằm ở vùng ven phía tây của thành phố Cần Thơ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp các quận Thốt Nốt, Ô Môn.
- Phía tây giáp huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thạnh.
- Phía nam giáp huyện Thới Lai.
- Phía bắc giáp quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Cờ Đỏ là 319,81 km², dân số năm 2019 ước tính khoảng 50.000 người. Mật độ dân số đạt 486 người/km².
Bản đồ hành chính Huyện Cờ Đỏ mới nhất
Thông tin quy hoạch Huyện Cờ Đỏ mới nhất
Theo quyết định 518/QĐ-UBND quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cờ Đỏ tại Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Mục tiêu tầm nhìn chiến lược Huyện Cờ Đỏ đến năm 2030
Về phát triển kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn 7,5-10,0%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 158 triệu đồng, tương đương 4.900 USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35% với đô thị loại V tại xã Trung An và khu đô thị mới tại xã Thới Hưng.
Về phát triển kết cấu hạ tầng: Mật độ đường ô tô đạt 1,3 km/km², phát triển thêm các tuyến đường tỉnh 916B, đường tỉnh 919B và đường cao tốc Sóc Trăng – Cần Thơ – An Giang; mật độ điện thoại trên 110 thuê bao/100 dân; mật độ sử dụng internet trên 70 người/100 dân; tỷ lệ hộ sử dụng điện 100%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch tập trung trên 99%.
Về phát triển xã hội: Dân số trên 144.000 người, dự kiến địa bàn có khả năng tiếp nhận dân số cơ học 10.000 – 15.000 người; tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo gần 70%; số giường bệnh/vạn dân 17, số bác sĩ /vạn dân trên 6; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,0 – 1,5%/năm; 100% xã văn hóa và xã nông thôn mới; dân số tập thể dục thể thao thường xuyên trên 40%; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố trên 90%; số lao động chưa có việc làm dưới 3%; tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn trên 95%. Hàng năm giải quyết việc làm 2.000 lao động.
Về khoa học công nghệ và môi trường: Tốc độ tăng doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên 15%/năm. Tỷ lệ thu gom rác đô thị – công nghiệp 99%. Phấn đấu đạt 98% cơ sở sản xuất xây dựng mới đạt tiêu chuẩn môi trường. Tỷ lệ xử lý nước thải các khu đô thị mới trên 80%.
Theo quy hoạch, Huyện Cờ Đỏ chia làm 02 vùng chính
Vùng 1: (Gồm các xã Trung An, Trung Thạnh, Trung Hưng, Thới Hưng)
Chức năng: Là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao hướng về trục Quốc lộ 91 (theo hiện trạng) và đường cao tốc Sóc Trăng – Cần Thơ – An Giang (trong dài hạn); là tuyến phát triển liên kết với trung tâm nông sản Thốt Nốt.
Xem thêm : Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết mới nhất 2023
Định hướng phát triển: Cây trồng chủ yếu là lúa với vùng luân canh lúa – cá tại Thới Hưng; xây dựng và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao làm hạt nhân phát triển các vùng canh tác công nghệ kỹ thuật cao. Phát triển mạnh lĩnh vực xay xát, lau bóng gạo theo tuyến Trung An, Trung Thạnh, Trung Hưng dọc đường Tỉnh 921 và chế biến thủy sản tại Thới Hưng; phát triển thương mại dọc tuyến đường Tỉnh 921 và 922B tại Trung An, Trung Thạnh, Trung Hưng.
Trục chính: Đường Tỉnh 921 và kênh Thốt Nốt, đường kênh Thơm Rơm, đường vào trung tâm xã Thới Hưng, Quốc lộ 91 – Đông Hiệp; đường Sỹ Cuông.
Vùng 2 : (Gồm thị trấn Cờ Đỏ và các xã Thạnh Phú, Thới Xuân, Thới Đông, Đông Thắng, Đông Hiệp)
Chức năng: Là vùng phát triển tương đối cân bằng giữa nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ; là trung tâm hành chính của huyện. Phát triển theo trục Bốn Tổng – Một Ngàn kết nối Quốc lộ 80 với thành phố Cần Thơ; là đối trọng với các huyện của tỉnh Kiên Giang (chủ yếu là Giồng Riềng).
Định hướng phát triển: Cây trồng chủ yếu là lúa và lúa cá, rau màu và cây công nghiệp hàng năm; chăn nuôi heo và gia cầm; phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại thị trấn Cờ Đỏ; phát triển dịch vụ tại khu vực trung tâm thị trấn Cờ Đỏ.
Trục chính: Đường Tỉnh 919, đường Tỉnh 921 nối dài, đường Tỉnh 916B, đường vào trung tâm xã Thới Xuân, đường Đông Hiệp – Thới Tân.
Thông tin quy hoạch Thị trấn Cờ Đỏ
Theo quyết định số 2337/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Thị trấn Cờ Đỏ được quy hoạch là trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm kinh tế – văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Cờ Đỏ và vùng phía Tây thành phố Cần Thơ; định hướng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Hiện nay, Thị trấn Cờ Đỏ có diện tích khoảng 831,76ha. Dân số khoảng 50.000 dân. Phía Đông Bắc giáp xã Thới Hưng và xã Thạnh Phú; phía Tây Bắc giáp Nông trường Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú; phía Đông Nam giáp xã Đông Thắng; phía Tây Nam giáp xã Thới Xuân.
Thị trấn Cờ Đỏ với hướng phát triển theo cấu trúc hướng tâm kết tuyến tính; với các lõi trung trung tâm đô thị gồm
- Trung tâm đô thị mới và trung tâm đô thị truyền thống.
- Đô thị phát triển theo hướng Đông – Tây với trục trung tâm là đường giao thông đối ngoại Bốn Tổng – Một Ngàn, đường tỉnh 922;
- Mở rộng và phát triển các Khu chức năng công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái theo hướng Bắc và Đông Bắc kết nối với đường vành đai thị trấn Cờ Đỏ.
Khu trung tâm đô thị mới với hạt nhân là quần thể Khu di tích quốc gia An Nam Cộng sản Đảng, khu hành chính tập trung cấp huyện. Định hướng quy hoạch phát triển mở rộng Cụm công viên dọc kênh Bốn Tổng và công viên – quảng trường trung tâm của khu hành chính.
Khu trung tâm đô thị truyền thống với hạt nhân là khu vực chợ và khu dân cư hiện hữu lâu đời gắn với sự hình thành và phát triển của thị trấn Cờ Đỏ. Định hướng quy hoạch bổ dung các khu chức năng công cộng; cải tạo chỉnh trang và nâng cấp đô thị.
Khu đô thị mới phía Tây phát triển gắn kết với khu trung tâm mới. Định hướng quy hoạch bổ sung các khu chức năng cấp đô thị; xây dựng các khu thương mại dịch vụ và đơn vị ở mới, đồng bộ về kiến trúc cảnh quan và hạ tầng. Khu đô thị phía Đông phát triển chuỗi các công trình khu thương mại dịch vụ kết hợp ở, hình thành các đơn vị ở gắn kết với các công trình chức năng đô thị, tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn và đường tỉnh 922. Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp phía Bắc phát triển trên cơ sở mở rộng các cơ sở sản xuất hiện hữu; khai thác tuyến giao thông vành đai và tuyến kênh Thốt Nốt.
Khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái; phân bố tại khu vực vành đai xung quanh đô thị. Phát huy thế mạnh nông nghiệp, cảnh quan sông rạch, phục vụ phát triển kinh tế; đồng thời, hình thành các không gian xanh và cảnh quang đặc trưng cho đô thị.
Xem thêm : Bản đồ Hành chính Quận 10 tại TPHCM khổ lớn năm 2023
Các khu chức năng, công trình công cộng, văn hóa, giáo dục, y tế và thể thao được phân bố trong các khu đô thị mới, phù hợp theo bán kính phục vụ cho dân cư đô thị.
Giai đoạn sau năm 2030, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối của thị trấn. Tiếp tục thu hút nhà đầu tư thực hiện các khu đô thị mới.
Hoàn chỉnh hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cấp đô thị. Tiếp tục hoàn thành xây dựng và chỉnh trang trung tâm đô thị truyền thống, cải tạo, chỉnh trang các tuyến kênh rạch, cây xanh và công trình dọc kênh rạch. Phát triển hoàn chỉnh Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.
Thông tin cơ bản Huyện Cờ Đỏ tại Thành phố Cần Thơ
Nguồn gốc tên gọi: Ngày xưa ở vùng này có nhiều đồn điền, mỗi đồn điền chọn một màu cờ xanh, đỏ, vàng, trắng, đen … để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền ở khu vực này là đồn điền lớn nhất và chọn cờ màu đỏ. Do đó người Việt rồi cả dân Tây đều gọi khu vực này là “Cờ Đỏ”. Địa danh Cờ Đỏ hình thành từ đó.
Địa bàn huyện Cờ Đỏ từ năm 2009 đến nay khác hẳn với huyện Cờ Đỏ từ năm 2004 đến năm 2009. Địa bàn huyện Cờ Đỏ ngày nay trước năm 2004 thuộc các huyện Ô Môn và Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ cũ. Còn huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2004 – 2009 tương ứng với phần lớn diện tích đất đai của huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ cũ trước năm 2004.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
Nội dung Nghị định về việc thành lập huyện Cờ Đỏ và các xã trực thuộc vào năm 2004 như sau:
- Thành lập huyện Cờ Đỏ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của hai thị trấn: Thới Lai, Cờ Đỏ và các xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp và 6.981 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu còn lại của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
- Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở 6.981 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
- Huyện Cờ Đỏ sau khi được thành lập có 40.256,41 ha diện tích tự nhiên và 172.041 nhân khẩu; có 14 đơn vị hành chính trực thuộc thuộc, gồm 2 thị trấn: Thới Lai (huyện lỵ), Cờ Đỏ và 12 xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp, Thới Hưng.
Đến ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc, đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Từ đó, địa giới hành chính huyện Vĩnh Thạnh được điều chỉnh lại như sau:
Điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Cờ Đỏ:
- Điều chỉnh 1.197,90 ha diện tích tự nhiên và 11.116 nhân khẩu của xã Trung An thuộc huyện Thốt Nốt về huyện Cờ Đỏ quản lý.
- Điều chỉnh toàn bộ 2.399,56 ha diện tích tự nhiên và 18.063 nhân khẩu của xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt về huyện Cờ Đỏ quản lý.
- Điều chỉnh toàn bộ 9.570,53 ha diện tích tự nhiên và 20.520 nhân khẩu của xã Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
- Điều chỉnh toàn bộ 3.459,87 ha diện tích tự nhiên và 20.469 nhân khẩu còn lại của xã Trung Hưng thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
- Thành lập xã Đông Thắng thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.501,82 ha diện tích tự nhiên và 5.128 nhân khẩu của xã Đông Hiệp.
- Thành lập xã Thới Xuân thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.710,64 ha diện tích tự nhiên và 7.009 nhân khẩu của xã Thới Đông.
- Thành lập xã Tân Thạnh thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.631,58 ha diện tích tự nhiên và 7.928 nhân khẩu của xã Thới Thạnh.
- Thành lập xã Trường Xuân B thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 2.014,89 ha diện tích tự nhiên và 7.503 nhân khẩu của xã Trường Xuân A.
- Thành lập xã Trường Thắng thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.481,86 ha diện tích tự nhiên và 6.466 nhân khẩu của xã Trường Thành; 656,54 ha diện tích tự nhiên và 4.711 nhân khẩu của xã Thới Lai.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã và thành lập xã mới, huyện Cờ Đỏ có 56.613,97 ha diện tích tự nhiên và 249.306 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Xuân Thắng, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận, Thới Hưng, Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Trung An, Trung Thạnh, Thạnh Phú, Trung Hưng, thị trấn Cờ Đỏ và thị trấn Thới Lai.
Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai:
Thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ trên cơ sở điều chỉnh 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu của huyện Cờ Đỏ (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai).
Huyện Thới Lai có 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai: huyện Cờ Đỏ còn lại 31.047,67 ha diện tích tự nhiên và 122.464 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Hưng, Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Trung Hưng, Thạnh Phú, Trung An, Trung Thạnh và thị trấn Cờ Đỏ.
Nguồn: https://algerie.vn
Danh mục: Bản Đồ