TẢI Bản đồ Ấn Độ (India Map) khổ lớn mới nhất 2023

LINK TẢI NHANH FILE bản đồ nước Ấn Độ (12M)

Bản đồ Ấn Độ hoặc bản đồ hành chính của đất nước Ấn Độ giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới và địa hình chi tiết.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Bản đồ Ấn Độ từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới nhất năm 2023.

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

Sơ lược về Ấn Độ

Ấn Độ, tên chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á, có diện tích lớn thứ bảy trên thế giới và dân số đông thứ nhì, với hơn 1,33 tỷ người.

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc tính đến ngày 10/09/2023, dân số hiện tại của Ấn Độ là 1.395.985.468 người.

Dân số Ấn Độ chiếm 17,69% dân số thế giới và đứng thứ hai trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Tổng diện tích đất Ấn Độ là 2.972.892 km². 34,93% dân số sống ở thành thị (481.980.332 người vào năm 2019). Mật độ dân số của Ấn Độ là 470 người/km².

Độ tuổi trung bình ở Ấn Độ là 28,8 tuổi.

Bản đồ Ấn Độ

Bản đồ Ấn Độ mới nhất năm 2023

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

Bản đồ Ấn Độ năm 2022

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

Bản đồ du lịch Ấn Độ

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

Thông tin vị trí địa lý của Ấn Độ

Ấn Độ nằm trên phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ và là phần của mảng kiến tạo Ấn Độ-Úc. Quá trình địa chất đã hình thành Ấn Độ bắt đầu từ 75 triệu năm trước, khi tiểu lục địa Ấn Độ là một phần của siêu lục địa Gondwana và di chuyển về phía đông-bắc qua Ấn Độ Dương trong 50 triệu năm. Tiếp sau đó, tiểu lục địa va chạm và chìm dưới mảng Á-Âu, tạo nên dãy Himalaya với độ cao lớn nhất trên hành tinh.

Dãy Himalaya tiếp giáp với Ấn Độ ở phía Bắc và Đông-Bắc. Ở phía nam dãy Himalaya, có một vùng đáy biển cũ nơi hình thành đồng bằng Ấn-Hằng hiện nay. Ở phía tây, có hoang mạc Thar và dãy núi cổ Aravalli chia cắt hoang mạc này với đồng bằng Ấn-Hằng.

Mảng Ấn Độ gốc còn lại là phần Ấn Độ bán đảo, là phần có địa chất cổ nhất và ổn định nhất của Ấn Độ; phía bắc của phần này là dãy Satpura và Vindhya ở trung bộ Ấn Độ. Hai dãy núi song song này trải dài từ bờ biển Ả Rập thuộc bang Gujarat ở phía tây đến cao nguyên Chota Nagpur thuộc bang Jharkhand ở phía đông.

Ở phía nam, hai bên sườn tây và đông của cao nguyên Deccan là dãy núi ven biển được gọi là Ghat Tây và Ghat Đông; cao nguyên Deccan có thành hệ đá cổ nhất của quốc gia, một số thành hệ có độ tuổi trên 1 tỷ năm. Ấn Độ nằm ở vĩ độ từ 6°44′ đến 35°30′ Bắc (37°6′ nếu tính cả Kashmir) và kinh độ từ 68°7′ đến 97°25′ Đông.

Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.517 km; trong đó, 5.423 km thuộc Ấn Độ bán đảo và 2.094 km thuộc quần đảo Andaman, Nicobar và Lakshadweep. Theo biểu đồ thủy văn học của Hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát, 11% là bờ đá với vách đá và 46% là bãi bùn hoặc bãi lầy.

Các sông lớn chảy từ dãy Himalaya qua lãnh thổ Ấn Độ bao gồm sông Hằng và Brahmaputra, cả hai đều đổ nước vào vịnh Bengal. Các chi lưu quan trọng của sông Hằng bao gồm sông Yamuna và sông Kosi. Sông Kosi thường gây ra những trận lụt nghiêm trọng do độ dốc thấp. Các sông chính ở phần bán đảo có độ dốc lớn hơn nên giúp ngăn ngừa lũ lụt, bao gồm sông Godavari, Mahanadi, Kaveri và Krishna, chúng đổ vào vịnh Bengal, trong khi sông Narmada và sông Tapti đổ vào biển Ả Rập.

Địa điểm đáng chú ý ở vùng ven biển Ấn Độ là đồng bằng phù sa Sundarbans (chia sẻ với Bangladesh) ở phía đông và đồng lầy nước mặn Kutch ở phía tây. Ấn Độ có hai quần đảo lớn: Lakshadweep, gồm các đảo san hô ngoài khơi bờ biển tây-nam Ấn Độ, và quần đảo Andaman và Nicobar, là một dãy núi lửa trên biển Andaman.

Khí hậu của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar. Các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông có nguồn gốc từ hai khu vực này và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa. Dãy Himalaya ngăn gió lạnh từ Trung Á xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ nhiệt đới hơn so với các vùng cùng vĩ độ.

Hoang mạc Thar có vai trò quan trọng trong việc thu hút gió mùa mùa hè từ phương Tây-Nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ. Ấn Độ có bốn kiểu khí hậu chính: nhiệt đới mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm và núi cao.

Bản đồ Google Maps Ấn Độ

Related Posts